ĂN GÌ, UỐNG GÌ ĐỂ TĂNG MÁU?

 

ĂN GÌ, UỐNG GÌ ĐỂ TĂNG MÁU?

*****

Bạn bị thiếu máu? Bạn sắp có cuộc phẫu thuật với khả năng bị mất máu? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn thực phẩm phù hợp để tăng lượng máu (hồng cầu) trong cơ thể để cải thiện tình trạng sức khỏe và chuẩn bị tốt hơn cho cuộc phẫu thuật.

***** 

Máu có 4 thành phần chính: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Khái niệm "thiếu máu" thông thường được hiểu là thiếu hồng cầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ví dụ như sốt xuất huyết, khi bác sĩ nói bạn bị thiếu máu thì có thể có nghĩa là bạn bị thiếu tiểu cầu.

Hemoglobin là một trong những chất chiết xuất từ hồng cầu. Dựa vào chỉ số hemoglobin bạn có thể biết mình bị thiếu máu đến mức nào. Trong bảng dưới đây bạn có thể tham khảo các chỉ số xét nghiệm bình thường (của người khỏe mạnh) đối với hemoglobin và tiểu cầu.

  

Ghi chú: Giá trị của đơn vị đo chuẩn của tiểu cầu là đến hàng trăm ngàn. Do đó trong thực tế thay vì đọc "150.000 ÷ 400.000" nhân viên y tế có thể bỏ đi 3 số không ở cuối và chỉ nói "150 ÷ 400". Do đó nếu bạn được thông báo rằng chỉ số tiểu cầu của bạn là "300" thì có nghĩa là 300.000/µL và số lượng tiểu cầu của bạn đang ở trong khoảng của người khỏe mạnh.

 

ĂN GÌ, UỐNG GÌ ĐỂ TĂNG HỒNG CẦU?

 

 

NGUYÊN NHÂN THIẾU HỒNG CẦU

Thông thường, nếu không bị mất máu do tai nạn, do xuất huyết bên trong hoặc vì mắc bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia), cơ thể người thiếu hồng cầu thiếu một hoặc nhiều hơn trong số các chất sau: (1) sắt, (2) axit folic hay folate (hay còn gọi là vitamin B9), (3) các vitamin B khác (ví dụ: vitaminB6,  B12) và (4) vitamin C.

Do đó, để tăng lượng hồng cầu trong máu thì người thiếu máu cần ăn các thực phẩm, dùng thêm thực phẩm chức năng (TPCN) để bổ sung các chất kích thích tạo hồng cầu mà cơ thể thiếu.

 

CÁC THỰC PHẨM GIÚP TĂNG HỒNG CẦU

RAU - CỦ - QUẢ

Rau ăn lá màu xanh (cải, xà-lách, rau bó xôi,...), súp-lơ xanh, súp-lơ trắng, khoai lang, khoai tây, cà chua, các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, hạt bí ngô, ...), cà-rốt, các loại đậu, hạt mè (vừng), ớt Đà Lạt, củ dền, ...

TRÁI CÂY

Dưa hấu, chuối, ổi, đu đủ, cam, chanh, quýt, bưởi, bơ, thanh long, xoài, lựu, vải, táo, quả mơ, dâu tây,...

Trái cây khô (nho, vả, chà là, mận...).

THỰC PHẨM TỪ ĐỘNG VẬT

Thịt nạc (bò, gà), gan (gà, heo,...), trứng (đặc biệt là lòng đỏ), hải sản (tôm, cá), ngao (nghêu) - số - ốc - hến,...

CÁC THỰC PHẨM KHÁC

Gạo lức, sô-cô-la đen.

 

Lưu ý:

1) Mặc dù một số sản phẩm dùng làm gia vị như hành, tỏi, gừng, quế, tiêu đen không trực tiếp giúp gia tăng hồng cầu nhưng có tác dụng tốt đối với mạch máu và quá trình tuần hoàn máu, cũng như giúp ngon miệng hơn, do đó nên dùng các sản phẩm này để chế biến thức ăn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng sau 6g chiều thì không nên ăn gừng.

2) Mỗi khi dùng nghệ (nghệ tươi, bột nghệ hay tinh bột nghệ) thì nên rắc thêm một ít bột tiêu đen để giúp gia tăng mức độ hấp thụ nghệ của cơ thể. Nếu dùng tinh bột nghệ thì tỷ lệ dùng bột tiêu đen:tinh bột nghệ tối ưu là 1:20.   

3)  Phải tránh dùng các đồ uống cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể như trà, cà-phê, các loại nước uống cola (Coca Cola, Pepsi Cola), bia. Không nên uống những thứ này ngay sau khi ăn.

 

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG (TPCN) GIÚP TĂNG HỒNG CẦU

Nếu bạn không đủ thời gian để chuẩn bị các bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc không thể mua thực thẩm sạch, an toàn để chế biến thành các món ăn thì bạn có thể mua viên bổ sung sắt, axit folic, vitamin B tổng hợp, vitamin C (ví dụ như Ester C là loại vitamin C không gây đau dạ dày) để bổ sung vào chế độ ăn uống hằng này của bạn. Bạn cũng có thể dùng thêm men tiêu hóa để gia tăng khả năng tiêu hóa các thực phẩm mà bạn ăn vào.

 

MỘT VÀI ĐỀ NGHỊ THIẾT THỰC

1) SINH TỐ, NƯỚC ÉP TỪ RAU CỦ, TRÁI CÂY SẠCH

Bạn có thể xay sinh tố hoặc làm nước ép từ các loại rau củ, trái cây như đu đủ, thanh long (ruột đỏ tốt hơn ruột trắng), bơ, ổi (bỏ hạt), ..., bỏ thêm một ít nghệ tươi (hoặc tinh bột nghệ) và một chút tiêu đen xay, có thể thêm bỏ thêm một ít rau xà-lách. Xay xong nên uống liền trong vòng 20 phút. Mỗi ngày uống 2 ÷ 3 ly lớn.

2) NẤU NƯỚC HẦM XƯƠNG VỚI RAU CỦ

Bạn có thể hầm xương (bò hoặc gà) với thịt nạc (bò hoặc gà) cùng với hành củ, củ dền, súp-lơ, khoai tây / khoai lang, củ nghệ tươi (hoặc tinh bột nghệ) + một chút tiêu đã xay. Có thể dùng nước hầm này để nấu cháo, bún, phở hoặc nấu canh.

 

Nếu áp dụng các đề nghị như trên thì có thể chỉ sau 1 tuần bạn sẽ thấy chỉ số máu của mình đã được cải thiện đáng kể.

 

 

Bài viết liên quan

Uống bao nhiêu nước mỗi ngày
21008

Uống bao nhiêu nước mỗi ngày

Có thể nói rằng không có nước thì con người không thể sống được. Nước cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể con người nhằm duy trì sự sống và đảm bảo sức khỏe/ Người lớn, trẻ em nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày là tốt cho sức khỏe?

Xem thêm
0